XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU VỚI GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CẢI TIẾN
Xây dựng đường sá, nhà ở, đê điều, đập chắn…trên nền đất yếu thường đặt ra hàng loạt các vấn đề cần được giải quyết. Vậy đâu là giải pháp hiệu quả?
Tính Cấp Thiết Của Việc Xử Lý Nền Đất Yếu
Trong giai đoạn 2021-2025, Việt Nam tập trung nguồn lực đầu tư các công trình, dự án lớn, như đường cao tốc, liên vùng, ven biển. Số dự án ngày càng tăng tạo nên "quả đấm thép" cho đột phá hạ tầng của đất nước, địa phương.
Với 12 dự án cao tốc phân kỳ sắp được đầu tư mở rộng, đặc biệt là dự án cao tốc Bắc Nam với mục tiêu hoàn thành 2025. Trong giai đoạn lên kế hoạch và triển khai thi công, tính an toàn luôn được đặt lên hàng đầu cùng với chất lượng và tiến độ dự án. Nhằm đưa ra những phương án cụ thể để giảm tránh những vấn đề rủi ro tiềm tàng khi thi công với nhiều địa hình khác nhau.
Nguyên nhân chính là vì địa lý Việt Nam có địa hình phần lớn là đồi núi chiếm đến 3/4 tổng diện tích, chủ yếu là đồi núi thấp, gây cản trở và khó khăn trong công tác thi công đường. Để tối ưu và đưa ra được lời giải cho bài toán khó với những yêu cầu đặt ra về chất lượng, tính ổn định lâu dài về đường bộ. Loại bỏ những rủi ro có thể xảy ra trong tình huống xấu như sạt lở, lún đất, đất, kèm theo mưa lớn, nước mưa làm cho các mối liên kết của đất, đá, rễ cây, thảm thực vật bị phân rã. Mặt khác nguyên nhân cũng có thể đến từ những lý do như nước ngầm, động đất. Một trong những giải pháp địa kỹ thuật giúp ổn định nền đất bền chặt sẽ là những phương án được đề cập ngay sau đây.
Dưới đây là một số giải pháp công nghệ xử lý nền đất yếu sẽ giải quyết triệt để trong việc xử lý nền đất hiệu quả sau quá trình dài nghiên cứu và thử nghiệm từ các chuyên gia kỹ sư nghiên cứu hàng đầu cùng với đội ngũ thi công dày dặn kinh nghiệm tại Tập đoàn xây dựng Minh Đức.
Công nghệ mới: cọc vật liệu rời, cải tạo đất sử dụng công nghệ đầm động, thay thế đất yếu bằng vật liệu siêu nhẹ, lưới địa kỹ thuật. Sẽ thay thế một số giải pháp thông thường sử dụng hiện nay: gia tải trước kết hợp thoát nước đứng, hút xi măng, cọc xi măng. Để thấy được sự cải tiến cũng như tính năng vượt trội so với các phương án xử lý thông dụng như trước đây.
1. Cọc vật liệu rời (cọc cát, cọc đá)
Thực chất, nền đất yếu bao hàm các loại đất sét yếu, đất với tỷ phần hạt mịn như cao, bột hoặc hàm lượng nước cao, trong đất chứa nhiều than bùn và các tập cát lỏng ở gần hoặc dưới mực nước ngầm. Đối với các loại đất có “độ yếu” cao hoặc các loại nền cát rời, nên áp dụng biện pháp cải thiện nền đất như cọc vật liệu rời.
Link tham khảo:
https://123docz.net/document/1605572-coc-vat-lieu-roi-thiet-ke-thi-cong-va-hanh-vi-pptx.htm
Công trình | Điều kiện nền đất | N-value (SPT) | qu (kPa) | qc (kPa) | Hàm lượng nước (%) |
Đường | A: Rất yếu B: Yếu C: Bình thường | <2 2-4 4-8 | <25 25-50 50-100 | <125 125-250 250-500 | |
Đường cao tốc | A: Đất than bùn B: Đất sét C: Đất cát | <4 <4 <10 | <50 <50 - | >100 >50 >30 | |
Đường sắt | (Chiều dày lớp) >2m >5m >10m | 0 <2 <4 | <200 200-500 | ||
Đường sắt cao tốc | A B | <3 2-5 | |||
Đê sông | A: Đất sét B: Đất cát | <3 <10 | <60 | >40 | |
Đập đất đắp | <20 |
Bảng phân loại nền đất yếu
Sử dụng cọc vật liệu rời, thay thế cho một phần đất yếu lấy đi, làm tăng dung trọng của đất, kết cấu khỏe, cứng chắc và chịu được ứng suất cắt lớn hơn. Giúp gia cường nền và tiêu hao nước, cải thiện sức bền và đặc đặc điểm biến dạng của đất yếu sau khi đã được thi công và tái cố kết.
Cọc cát/ đá đầm rung sâu là giải pháp xử lý nền đất yếu dựa trên nguyên lý chiếm chỗ của đất yếu và nhồi vật liệu cát/ đá dăm vào tạo ra hệ thống các cọc cát/ đá trong nền đất yếu. Ưu điểm mạnh khi lựa chọn cọc cát/ đá là thời gian xử lý nhanh, phạm vi xử lý sâu với chi phí xử lý giảm nếu tận dụng được vật liệu địa phương.
2. Xử lý nền đất yếu bằng cách cải tạo đất sử dụng công nghệ đầm động
Thi công đầm động là phương pháp thả rơi tự do quả nặng xuống trực tiếp mặt nền tạo ra động năng làm cho kết cấu của đất được xếp chặt hơn làm giảm độ lún, giảm thiểu khả năng hóa lỏng của nền và tăng khả năng chịu lực của đất.
Phương pháp thi công khá đơn giản nhưng thuận tiện trong việc kiểm soát chất lượng cụ thể khi xử lý nền đất yếu. Với lợi thế là tiến độ thi công nhanh, chi phí vận hành cũng rẻ hơn các phương pháp khác trong cùng điều kiện địa chất áp dụng.
3. Thay thế đất yếu bằng vật liệu siêu nhẹ
Tính ưu việt của vật liệu siêu nhẹ sử dụng cho nền đắp trên nền đất yếu: công nghệ xây dựng đường thân thiện với môi trường, với kết cấu có tính ổn định, chắc chắn với tuổi thọ lâu dài theo thời gian.
Vật liệu siêu nhẹ nên quá trình thi công nhanh và dễ dàng hơn khi không phải mất quá nhiều công sức khi sử dụng các loại máy móc hạng nặng như các phương pháp truyền thống trước đây.
Xử lý nền đất yếu với chi phí giảm thiểu đáng kể khi được tối ưu thời gian thi công, chi phí quản lý máy móc bảo dưỡng. Đặc biệt là tiết kiệm tổng chi phí xây dựng điển hình như giảm thiểu việc khai thác đất,...
4. Xử lý nền đất yếu bằng lưới địa kỹ thuật (Geogrid)
Lưới địa kỹ thuật (ĐKT) là tấm lưới được tạo nên từ những thanh nhựa đan lại với nhau theo một tiêu chuẩn kích thước (có khoảng trống đan xen hình vuông). Nhiệm vụ chính là gia cố, gia cường trong việc giải quyết nền đất yếu và hỗ trợ trong xây dựng tường chắn trọng lực.
Khách hàng nên sử dụng các lưới địa kỹ thuật 2 trục (biaxial) hoặc 3 trục (triaxial) kết hợp với vật liệu đắp. Nhằm tăng chịu tải của nền, kiểm soát lún lệch, chống lại các lực cắt của khối sụt trượt tiềm năng. Đặc biệt với lưới địa kỹ thuật có thể xây dựng mái dốc đến 90 độ và tường chắn cao đến 17m.
Hy vọng với những thông tin cụ thể, chi tiết về giải pháp công nghệ mới từ các kỹ sư của Tập đoàn xây dựng Minh Đức giúp khách hàng có thể hiểu rõ hơn về chức năng và công dụng của các phương pháp công nghệ mới khi xử lý nền đất yếu.
Để được tư vấn rõ vui lòng liên hệ trực tiếp đến MINH ĐỨC để được hỗ trợ nhanh chóng - kịp thời nhất.
TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG MINH ĐỨC
Địa chỉ: Tập đoàn xây dựng Minh Đức, số 301 Phúc Lợi, Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội.
ĐT: (+84-24) 3657 4146
Email: info@minhduccorp.com.vn
ĐT: (+84- 236) 6253668
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFvCfYeLKL49JN6vKV21tNQ