BÀI HỌC XỬ LÍ SẠT TRƯỢT
Xử Lý Sạt Trượt: Cảnh Báo Từ KCN Nhân Cơ Và Bài Học Kinh Nghiệm Thực Tế Thi Công Của Minh Đức EC
Tháng 6/2024, nhiều vụ sạt trượt nghiêm trọng tại taluy âm và tường rào của khu công nghiệp Nhân Cơ (Đắk Nông) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về là đầu tư xây dựng hạ tầng, đặc biệt là nền móng, sạt trượt trong các công trình hạ tầng công nghiệp tại Việt Nam. Không chỉ gây thiệt hại hơn 55 tỷ đồng, sự cố còn ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và sự an toàn của một trong những khu công nghiệp trọng điểm của vùng Tây Nguyên cũ.

Từ khảo sát tới thiết kế và thi công, các bài toán về Địa kỹ thuật là bài toán tổng thể
Từ vụ việc ở KCN Nhân Cơ, có thể thấy trong xây dựng hạ tầng – mỗi sai sót trong thiết kế và thi công đều có thể dẫn đến hậu quả khôn lường: sạt trượt mái dốc, nứt sụt nền móng, thấm nước công trình, thậm chí nguy cơ mất an toàn cho người và tài sản. Rất nhiều chủ đầu tư ngày nay bị “cuốn” vào cuộc cạnh tranh bằng giá chào thầu thấp, mà quên mất rằng: Chi phí sửa lỗi – khắc phục sự cố – bù tiến độ, luôn đắt gấp nhiều lần so với việc chọn đúng nhà thầu ngay từ đầu.

Thiết kế – Thi công: Phải “thật”, phải “đúng”, và phải “chất lượng”
Một bộ hồ sơ thiết kế chỉ thực sự có giá trị khi:
Được khảo sát thực tế đầy đủ
Phân tích chính xác điều kiện địa chất, thủy văn, tải trọng sử dụng
Có giải pháp thi công khả thi và kiểm soát rủi ro dài hạn
Một nhà thầu chỉ đáng để lựa chọn khi:
Có năng lực thi công đã được kiểm chứng qua công trình thực tế
Có hệ thống kiểm soát kỹ thuật minh bạch, rõ quy trình
Có đội ngũ đủ chuyên môn – không “bán giá” bằng cách cắt giảm tiêu chuẩn.
Từ Nguy đến Cơ: Giải pháp xử lý sạt trượt không chỉ nằm trên giấy
Sạt trượt ở dự án KCN Nhân Cơ là ví dụ điển hình và là bài học sâu sắc trong việc đầu tư xây dựng liên quan tới Địa kỹ thuật, nền móng, mái dốc công trình. Theo Minh Đức EC, đơn vị có nhiều kinh nghiệm về gia cố mái dốc( điển hình là dự án kè mái dốc Ban Mai) là dự án bị sạt trượt nhiều lần, sụt lún nghiêm trọng. Tại đây, Chủ đầu tư đã mời nhiều đơn vị tới khảo sát, nhưng tất cả những biện pháp đưa ra đều không giải được bài toán Địa kỹ thuật cho tới khi Minh Đức EC tham gia.
Cụ thể, kè Ban Mai là công trình có địa hình phức tạp, nền yếu, độ dốc lớn và mực nước ngầm biến động theo mùa. Ngoài việc tiến hành khảo sát địa tầng và mực nước ngầm định kỳ, đội ngũ kỹ sư của Minh Đức EC đặc biệt chú trọng đến công tác kiểm tra độ chặt tại hiện trường – bằng cả thí nghiệm tại chỗ và xác nhận từ tư vấn giám sát & chủ đầu tư.
Tại dự án này, mỗi lớp đất đắp đều phải được đầm chặt theo thiết kế. Toàn bộ quy trình được thực hiện dưới sự giám sát nghiêm ngặt của tư vấn giám sát và đại diện chủ đầu tư, nhằm đảm bảo rằng chỉ khi độ chặt đạt yêu cầu, lớp tiếp theo mới được thi công. “Minh Đức EC luôn ý thức được rằng, mỗi lớp đất nếu không đảm bảo độ chặt sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của toàn bộ công trình. . Đây không chỉ là trách nhiệm kỹ thuật, mà là cam kết an toàn với công trình.”

Việc thoát nước trong khối đắp được đặc biệt lưu ý, vì nước có thể coi là yếu tố làm suy giảm cường độ của đất. Công nghệ mới nhất và được sử dụng lần đầu tiên ở Việt Nam là thảm thoát nước được Minh Đức EC tiên phong áp dụng. Thảm thoát nước đã được test “khả năng làm việc” tại công trường với sự giám sát của các bên trước khi áp dụng vào dự án.

Xử lý sạt trượt không đơn thuần là “gia cố” – mà là kiểm soát rủi ro từng lớp
Sạt trượt, là hệ quả tích tụ của nhiều yếu tố nhỏ bị bỏ qua – từ nền đất đắp không đủ chặt, mực nước ngầm tăng đột biến, đến thiếu lớp lọc ngược hay hệ thống thoát nước chân mái. Do đó, xử lý sạt trượt hiệu quả cần phải là một quy trình khép kín và đầy đủ: khảo sát đúng – thiết kế sát – thi công chặt – kiểm soát nghiêm.
Tại Minh Đức EC, bài toán xử lý sạt trượt luôn kết hợp chặt chẽ với điều kiện dữ liệu tại thực địa, không chỉ trên bản vẽ. Thành công thực sự nằm ở hiện trường, nơi từng lớp đất phải “vượt qua kỳ thi” độ chặt, từng thông số phải được đo lại tại chỗ, từng quyết định thi công phải được xác nhận đa lớp: kỹ thuật – giám sát – chủ đầu tư.
Đó cũng là lý do công trình Kè Ban Mai không chỉ hoàn thành đúng tiến độ, mà còn được đánh giá cao về độ ổn định nền và giải pháp kiểm soát nước ngầm, nhờ sự phối hợp giữa khảo sát chủ động, thiết kế linh hoạt và thi công kỷ luật.

Minh Đức EC cho rằng:
“Xử lý sạt trượt - gia cố mái dốc là bài toán tổng thể, đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức địa kỹ thuật áp dụng vào việc khảo sát thiết kế và sự kỷ luật trong thi công. Không có công trình nào giống công trình nào, nhưng công trình bền vững luôn có một điểm chung: tôn trọng dữ liệu và không bỏ qua bước kiểm soát nào dù là nhỏ nhất.”
Với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, hệ thống giám sát nội bộ và tiêu chuẩn kiểm soát độ chặt khắt khe, Minh Đức EC cam kết cung cấp giải pháp toàn diện và bền vững cho các công trình gia cố mái dốc, kè chống trượt, đặc biệt tại các khu vực có địa hình phức tạp và nền đất yếu.