GIA CỐ MÁI DỐC
Tùy vào tình trạng của mái dốc và nguyên nhân khả dĩ gây sạt, việc gia cố mái dốc có thể được thực hiện theo 1 hoặc kết hợp các hướng: bảo vệ ổn định của mái dốc, bảo vệ bề mặt mái dốc và thoát nước.
Sẽ cần phân biệt các biện pháp gia cố mái dốc và biện pháp bảo vệ mái dốc, ở bài viết này chúng ta sẽ đi vào chi tiết các biện pháp gia cố mái dốc.
1.Có Gia Cường Đất
Neo trong đất (ground anchor)
Neo đất bản chất là hệ thống neo giữ, chống chuyển vị cho kết cấu bằng cách truyền lực vào trong lớp đất tốt. Trong gia cố mái dốc, neo đất không làm việc đơn độc mà thường dùng để neo giữ tường chắn hay dầm khung.
Về cấu tạo, 1 neo đất thường là 1 bó các tao cáp dự ứng lực, với 1 đầu ghim vào lớp đất tốt được bơm vữa 1 phần, gọi là bầu neo, đầu kia là đầu căng kéo rồi đóng nêm chặt vào kết cấu, còn lại là thân neo.
Neo đất thường được dùng kết hợp với tường cừ trong thi công hố đào tầng hầm, khi đó vừa cho phép vách đào thẳng đứng vừa không cần dùng văng chống nên tiết kiệm không gian.
Trong gia cố mái đất hiện hữu, neo đất được ưu tiên sử dụng khi cung trượt tương đối lớn, hay cần gia cố ở vị trí không thuận tiện để làm tường chắn,..
Đinh đất (Soil Nailing)
Đinh đất giống neo đất ở nguyên lý – tức là neo giữ kết cấu nhờ truyền lực vào lớp đất tốt.
Tuy nhiên, cấu tạo đinh đất khác ở chỗ nó là các cọc xi măng cốt thép bám dính vào đất trên suốt chiều dài đinh. Như vậy, đinh đất được áp dụng đối với các trường hợp mà lớp đất tốt ở không quá sâu.
Mặt khác, do không sử dụng cốt Dự ứng lực nên đinh đất có thể kết hợp với hệ bề mặt mềm như lưới thép hay lưới địa kỹ thuật
Đất có cốt địa KT (Geogrid/Geotextile)
- Được sử dụng cho taluy đắp nhân tạo, mỗi lớp đất lúc này được gia cường chịu kéo nhờ tiếp xúc ma sát với các lớp lưới/vải địa KT.
- Mái đất được gia cường có thể đạt độ dốc rất lớn, thậm chí thẳng đứng.
Bề mặt mái dốc có thể được xử lý đơn giản bằng cách gập các lớp vải địa, hay kết hợp với các block gạch vừa neo giữ lưới, vừa tạo thẩm mỹ
2.Không Gia Cường Đất
Chèn đá (Rock fill)
Là một phương pháp phổ biến ở các vùng đồi núi có chất đất thoát nước kém.
Nguyên lý là đá cốt liệu lớn được đổ tạo thành lớp bề mặt thoát nước tốt, ít xói mòn, bảo vệ cho lớp đất bên dưới. Lớp đá này và lớp đất hiện hữu được phân cách nhờ một lớp vải địa kỹ thuật.
Bạt taluy (Cut slope)
Mái taluy có độ dốc càng lớn thì ổn định càng kém và càng dễ sạt lở. Việc bạt taluy để giảm độ dốc chính là để hạn chế việc này. Bạt taluy cũng bao gồm việc gọt bớt các khối đất gồ ghề dễ sạt, hoặc để kiểm soát các vị trí nguy hiểm.
3.Tường chắn
Tác giả: KS Lê Duy Cường
Công ty CP thi công Kết Cấu Dây Việt Nam (SSC