BIỆN PHÁP THI CÔNG MÁI TALUY

Mái taluy sau khi được nghiệm thu đảm bảo theo bản vẽ thiết kế được phê duyệt, chỉ dẫn kỹ thuật dự án sẽ tiến hành thi công gia cố.

Gia cường mái dốc bằng mái Taluy

Để tiến hành gia cố mái dốc bằng biện pháp thi công mái Taluy thì trước khi tiến hành khoan đinh neo đại trà. Cần tiến hành thi công đinh neo thử nghiệm:

Vật tư sử dụng thi công đinh neo thử phải được kiểm tra và nghiệm thu trước khi sử dụng.

  • Thép sử dụng là loại thép CB400V đường kính D25
  • Xi măng: Xi măng PCB40 Vissai Đồng Bành
  • Phụ gia vữa bơm gồm: Phụ gia hóa dẻo Master GF300 và phụ gia trương nở Sika ViscoCrete Sky 8715.

Khoan tạo lỗ với chiều sâu quy định theo bản vẽ thiết kế, được bố trí theo bản vẽ thi công hoặc hướng dẫn của tư vấn giám sát.

Bơm vữa đinh neo: Tiến hành trộn vữa theo cấp phối đã được phê duyệt cho hạng mục vữa bơm đinh neo đất. Bơm cho đến khi vữa trào ra khỏi miệng lỗ khoan đinh neo thì kết thúc.

Lắp đặt đinh neo: Ngay sau khi bơm vữa trao ra khỏi miệng lỗ khoan thì tiến hành lắp đặt đinh neo vào lỗ khoan. Đảm bảo Đinh neo lắp đặt xong được cố định vị trí.

Căng kéo neo: Sau khi có kết quả thí nghiệm nén mẫu vữa đạt cường độ theo thiết kế C30 thì tiến hành căng kéo neo.

Lực căng kéo neo thử nghiệm …. Kết quả căng kéo neo thử nghiệm được ghi lại thành báo cáo làm căn cứ thi công đinh neo đại trà.

Biện pháp thi công các loại gia cố mái taluy:

         a. Gia cố taluy dương loại 1:  Phun vữa bê tông lưới thép kết hợp Khung BTCT

         - Thổi làm sạch bề mặt;

         - Lắp đặt bấc thấm ngang

         - Lắp đặt lưới thép D4, cố định lưới thép bằng các đinh cấu tạo;

         - Khoan tạo lỗ cắm thanh neo với chiều sâu quy định theo bản vẽ thiết kế, được bố trí theo bản vẽ thi công hoặc hướng dẫn của tư vấn giám sát.

         - Bơm vữa neo, lắp đặt thanh neo vào lỗ khoan;

         - Thi công khung dầm BTCT theo BVTC đã được chấp thuận

         - Thi công lắp đặt các lỗ thoát nước theo bản vẽ thi công hoặc hướng dẫn của Tư vấn giám sát;

         - Lắp đặt dụng cụ đo độ dày của lớp bê tông phun;

         - Sử dụng nước để làm ẩm bề mặt mái dốc;

         - Phun bê tông một lớp dày 7cm và bê tông khung để bảo vệ toàn bộ bề mặt mái dốc;

b. Gia cố taluy dương loại 2: Phun bê tông lưới thép

         - Thổi làm sạch bề mặt;

         - Lắp đặt bấc thấm ngang

         - Lắp đặt lưới thép D4, cố định lưới thép bằng các đinh cấu tạo;

         - Lắp đặt khung thép D10 liên kết với các đầu neo.

         - Khoan tạo lỗ cắm thanh neo với chiều sâu quy định theo bản vẽ thiết kế, được bố trí theo bản vẽ thi công hoặc hướng dẫn của tư vấn giám sát.

         - Bơm vữa neo, lắp đặt thanh neo vào lỗ khoan;

         - Thi công lắp đặt các lỗ thoát nước theo bản vẽ thi công hoặc hướng dẫn của Tư vấn giám sát;

         - Lắp đặt dụng cụ đo độ dày của lớp bê tông phun;

         - Sử dụng nước để làm ẩm bề mặt mái dốc;

         - Phun bê tông một lớp dày 7cm để bảo vệ toàn bộ bề mặt mái dốc;

         c.  Gia cố taluy dương loại 3: Khung bê tông cốt thép kết hợp trồng cỏ

         - Thổi làm sạch bề mặt;

         - Khoan tạo lỗ cắm thanh neo với chiều sâu quy định theo bản vẽ thiết kế, được bố trí theo bản vẽ thi công hoặc hướng dẫn của tư vấn giám sát.

         - Bơm vữa neo, lắp đặt thanh neo vào lỗ khoan;

         - Lắp đặt thép khung D14 và ván khuôn khung theo BVTC đã được chấp thuận

         - Thi công xếp đá hộc và lắp đặt các ống thoát nước PVC D76 bọc vải địa kỹ thuật 12kN/m theo bản vẽ thi công hoặc hướng dẫn của Tư vấn giám sát;

         - Thi công khung bê tông theo bản vẽ thi công được phê duyệt. Khung dầm được đổ bằng bê tông thương phẩm.

         - Đánh luống trồng cỏ toàn bộ bề mặt mái dốc và hoàn thiện;

         d.  Gia cố taluy dương loại 4: Khung BTCT kết hợp ô địa kỹ thuật trồng cỏ

         - Thổi làm sạch bề mặt;

         - Khoan tạo lỗ cắm thanh neo với chiều sâu quy định theo bản vẽ thiết kế, được bố trí theo bản vẽ thi công hoặc hướng dẫn của tư vấn giám sát.

         - Bơm vữa neo, lắp đặt thanh neo vào lỗ khoan;

         - Lắp đặt thép khung D14 và ván khuôn khung theo BVTC đã được chấp thuận

         - Thi công xếp đá hộc và lắp đặt các ống thoát nước PVC D76 bọc vải địa kỹ thuật 12kN/m theo bản vẽ thi công hoặc hướng dẫn của Tư vấn giám sát;

         - Sử dụng bê tông thương phẩm để đổ bê tông khung theo bản vẽ thi công được phê duyệt.

         - Lắp đặt ô địa kỹ thuật

         - Lắp đặt các ô lưới địa kỹ thuật

        - Sử dụng tời điện hoặc cẩu tư hành để vận chuyển và đổ đất trồng cỏ toàn bộ bề mặt mái dốc và hoàn thiện;

e.  Gia cố taluy âm loại A: bố trí ô địa kỹ thuật kết hợp trồng cỏ (ngập nước không thường xuyên)

- Vệ sinh bề mặt

- Lắp đặt ô địa kỹ thuật

         - Đổ đất trồng cỏ toàn bộ bề mặt mái dốc và hoàn thiện;

f.  Gia cố taluy âm loại C: tấm ốp bê tông xi măng lắp ghép (ngập nước thường xuyên)

         - Vệ sinh bề mặt.

         - Đúc tấm ốp kín Bê tông kín tại bãi gia công.

         - Vận chuyển tấm ốp Bê tông kín ra vị trí thi công, thi công lớp vữa xi măng dày 2cm trên bề mặt mái dốc. Căng dây đánh dấu vị trí từng hàng đồng thời lắp đặt tấm ốp Bê tông kín đảm bảo mỹ quan.

         - Thi công chân khay, hoàn thiện.

Hình ảnh gia cố mái dốc bằng biện pháp thi công bằng mái Taluy

Biện Pháp Thi Công Chi Tiết.

a. Vệ sinh bề mặt taluy trước khi thi công:

         Bề mặt đá trước khi thi công bền vững hóa phải được vệ sinh sạch sẽ bằng máy nén khí hoặc nước để tẩy các vật liệu rời rạc trên bề mặt.

b. Khoan và lắp đặt thanh neo  

+ Định vị lỗ khoan neo

       Dùng các thiết bị đo đạc định vị lỗ khoan neo và sơn đánh dấu trên bề mặt mái dốc.

+ Chuẩn bị thanh neo

       Thanh neo là thép gai có đường kính và chiều dài theo yêu cầu bản vẽ thi công và được bố trí tại những ví trí như trong bản vẽ thi công và theo yêu cầu của TVGS.

+ Lắp đặt giàn giáo để khoan lỗ thanh neo

       Giàn giáo gồm các ống thép U100, V50x50x5 và các ông thép D48, chiều dày ống thép 2,5 mm liên kết với nhau bởi các khớp nối tạo thành khung. Khoảng cách giữa  các thanh trong khung dàn giáo theo chiều dọc và theo chiều ngang từ (1.0÷1.5m). Mặt bằng làm việc tính từ mái dốc ra ngoài từ (1.5÷4.5)m.

       Việc bố trí đà giáo được thực hiện theo từng đơn nguyên dài 4m, rộng 2m, cao 2m cho mỗi cơ, sau đó được luân chuyển sang vị trí khác.

       Trên mặt giàn giáo là sàn thao tác gồm lưới thép dập XG21 với kích thước 300x1500x1.2mm.

       Giàn giáo được lắp ghép phải đảm bảo ổn định để thao tác khoan lỗ neo

       Dùng xe cẩu với nhân công để lắp đặt giàn giáo. Chi tiết thi công giàn giáo được trình bày trong các bản vẽ tổ chức thi công.

+ Khoan tạo lỗ thanh neo

       Sau khi lắp đặt xong hệ giàn giáo, dùng xe cẩu vận chuyển giàn máy khoan vào vị trí, thợ vận hành di chuyển giàn khoan vào vị trí các lỗ khoan đã được định vị, điều chỉnh góc khoan vuông góc với mái taluy. Sau đó sẽ tiến hành khoan, sau khi lỗ khoan đạt đến chiều sâu theo thiết kế được phê duyệt nhà thầu sẽ mời TVGS nghiệm thu để chuyển qua vị trí lỗ khoan tiếp theo và chuyển hạng mục thi công tiếp theo.

+ Làm sạch và kiểm tra lỗ khoan

       Sau khi khoan tạo lỗ, sử dụng máy nén khí hoặc thiết bị tương đương làm sạch bột đá và nước trong lỗ khoan, tránh làm giảm cường độ dính kết của vữa xi măng với vách lỗ khoan.

       Kiểm tra chất lượng lỗ khoan: Sai lệch khi định vị lỗ khoan ±50mm, độ nghiêng và tuyến: ±40 của góc dự kiến. Độ sâu lỗ khoan không được nhỏ hơn độ sâu thiết kế, nhưng cũng không được vượt quá ±50mm so với độ sâu thiết kế.

+ Lắp đặt thanh neo và bơm vữa thanh neo

       Sử dụng loại máy ZJB để bơm vữa, bơm vữa vào miệng lỗ thanh neo phải liên tục, tới khi miệng lỗ tràn vữa ra thì ngừng bơm. Cấp phối vữa trộn theo yêu cầu thiết kế.

       Ngay sau khi lỗ khoan đã được bơm đầy vữa, đặt nhanh thanh neo vào lỗ khoan, sau đó thanh neo sẽ được rung trong một thời gian ngắn để đảm bảo vữa hoàn toàn lấp đầy dọc theo chiều dài thanh neo và bơm thêm vữa khi vữa trong lỗ tụt xuống.

       Thanh neo sau khi lắp đặt xong không cho phép va chạm để tránh làm sai lệch vị trí.

c. Lắp đặt thép khung sườn (nếu có), lưới thép D4 và khung thép D10:

   + Lắp đặt lưới thép D4

         Lưới thép được lắp đặt dọc theo bề mặt mái dốc.

         Các đầu thanh thép phải nằm bên trong bê tông và không được phép trồi lên bề mặt. Để tránh bị lỏng lẻo trong quá trình phun vẩy, sủ dụng thanh neo phụ D10 để cố định lưới thép vào mái ta luy.

         Tại vị trí chuyển tiếp giữa các tấm lưới thép, hai tấm lưới chồng lên nhau một khoảng là 30D. (D: Đường kính thanh thép).

               + Lắp đặt thép khung sườn (nếu có).

         Sau khi thanh neo D25 được định vị chắc chắn trên mái taluy, tiến hành lắp đặt thép D14 khung sườn.

+ Lắp đặt khung thép D10 liên kết với các đầu neo

d. Lắp đặt ván khuôn khung:

         Sau khi lắp dựng xong các kết cấu thép, tiến hành lắp dựng ván khuôn khung. Ván khuôn sử dụng trong dự án là ván khuôn thép.

e. Lắp đặt ống thoát nước:

               Sử dụng ống nhựa PVC D76mm có bố trí tầng lọc ngược bằng cách bọc vải địa, độ dốc của ống thoát nước là 5% để thoát nước ra khỏi phạm vi mái dốc.

f. Phun bê tông

         Sau khi máy phát điện, máy nén khí hoạt động ổn định, kiểm tra đồng hồ ở hộp điện để đảm bảo hiệu điện thế đạt 220V, đồng hồ áp suất thùng chứa khí đạt 7at. Khi máy trộn và máy phun bê tông vận hành không tải ổn định, đổ xi măng và cốt liệu khô theo tỉ lệ cho phép vào máy trộn (sử dụng xô 20 lít để đong cốt liệu, có bảng quy đổi đặt tại vị trí trộn cốt liệu), hỗn hợp này sau khi trộn đều sẽ được đổ vào trong máy phun bê tông, đồng thời vận hành máy bơm.

         Mở van để xả khí nén từ thùng silo, khí nén sẽ đẩy hỗn hợp cốt liệu khô vào máy phun vữa bê tông tới vòi phun, đồng thời với nước trộn phụ gia, sẽ tạo thành dòng bê tông phun tới bề mặt mái dốc với tốc độ khoảng 70-150m/s tương đương 270~540km/h giúp bê tông bám được vào bề mặt mái dốc.

         Công nhân giữ vòi phun và di chuyển để phun bê tông theo hình elip trên bề mặt mái dốc, hướng phun từ trên xuống dưới. Vòi phun cần được giữ vuông góc với bề mặt mái dốc hoặc trong phạm vi không vượt quá 150.

         Lượng nước dùng để trộn phụ gia dẫn vào ống phun được điều chỉnh bằng van ở đầu vòi phun, kiểm tra bê tông của lớp vật liệu phun với lớp nước trên bề mặt để đảm độ ẩm thích hợp, tan chảy nhẹ.

         Khi dừng phun, tiếp tục làm các bước sau: Khóa van cấp nước, đóng van xả khí tại nguồn cấp, tắt máy phun vữa, hạ vòi phun và ống dẫn xuống. Kiểm tra độ dày của bê tông phun, nếu chưa đạt phải phun bù ngay lập tức. Bê tông sau khi phun và sửa hoàn thiện, lập tức bảo dưỡng bằng nước bơm trong vòng 7 ngày.

g. Lắp đặt ô địa kỹ thuật và trồng cỏ

         Sau khi bê tông khung đạt cường độ 7 ngày, công nhân tiến hành lắp đặt ô địa kỹ thuật trong khung bê tông và đổ đất vào các ô trong khung. Cỏ được tập kết và bảo dưỡng trước khi mang lên trồng trong các khung.

h. Bảo dưỡng bê tông phun:

         Tất cả bê tông mới đổ đều phải được bảo dưỡng. Công tác bảo dưỡng phải bắt đầu ngay khi bê tông đạt đủ độ cứng để tránh hao mòn bề mặt, công tác này phải được kéo dài liên tục trong vòng ít nhất là 7 ngày. Cần tiến hành công tác bảo dưỡng để giữ độ ẩm bê tông và công tác này được coi là một phần không thể thiếu trong hoạt động đổ bê tông.

         Bảo dưỡng bê tông phải được đưa vào biện pháp thi công của Nhà thầu và phải được Tư vấn giám sát phê duyệt.

i. Đúc tấm ốp bê tông kín:

         Lắp dựng ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông tấm ốp kín tại bãi gia công. Sau khi bê tông đạt cường độ, tháo ván khuôn, tập kết tấm ốp kín tại bãi chờ vận chuyển ra vị trí thi công.

k. Lắp đặt tấm ốp bê tông kín:

         Vận chuyển tấm ốp bê tông kín ra vị trí thi công. Thi công lớp vữa xi măng dày 2cm trên bề mặt mái dốc, đồng thời lắp đặt tấm ốp Bê tông kín.