THÔNG TIN KỸ THUẬT DỰ ÁN DOLCE PENISOLA QUẢNG BÌNH

Bài viết kỹ thuật về “Tính toán thép gia cường chịu cắt giữa 2 mẻ đổ bê tông dầm chuyển ở thời điểm khác nhau” theo tiêu chuẩn EC2

  • Với xu hướng phát triển các dự án cao tầng hiện nay ở Việt Nam, việc kết hợp giữa trung tâm thương mại với không gian lớn nằm ở khu vực khối đế và các khu căn hộ nghỉ dưỡng với không gian nhỏ hơn nằm ở phía trên là điều ai cũng nhận thấy. Xét về mặt kỹ thuật, để đáp ứng với 2 công năng sử dụng khác nhau như vậy giải pháp phổ biến hiện nay là đưa ra một hệ chuyển giữa hai khối có công năng sử dụng khác nhau như vậy. Khối chuyển này có thể là dầm chuyển, cũng có thể là sàn chuyển. Với công nghệ BTCT truyền thống thì đặc điểm của khối chuyển này sẽ có kích thước rất lớn và cần đảm bảo rất nhiều các tiêu chí kỹ thuật.
  • Để đi vào nội dung chúng tôi muốn chia sẻ, chúng tôi xin dẫn TCVN 305-2004, tiêu chuẩn Việt Nam về Bê tông khối lớn, ở mục 6.43 có quy định về chiều cao một mẻ đổ bê tông là =<1.5m. Đối với kích thước của kết cấu chuyển thường sẽ lớn hơn 1,5m, nên việc phải chia thành các đợt thi công đổ 2 hoặc 3 mẻ bê tông là việc gần như không tránh khỏi. Vậy câu hỏi đặt ra là, với cấu kiện được tính toán chịu tải trọng lớn như vậy, việc chia thành các đợt đổ bê tông như vậy thì chúng ta cần kiểm tra nhưng yếu tố gì để kết cấu chuyển vẫn đảm bảo làm việc đồng nhất.
  • Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi đề cập đến một yếu tố “Tính toán thép chịu cắt giữa 2 mẻ đổ bê tông ở thời điểm khác nhau”, “Shear at the interface between concrete cast at different times” dựa theo mục 6.2.5 tiêu chuẩn EC2.
dự án dolce penisola quảng bình
hình minh họa kết cấu chuyển

Dưới đây là công thức tính toán do tiêu chuẩn EC2 đưa ra:

dự án dolce penisola quảng bình

Chúng ta nhìn qua thì sẽ hiểu đơn giản thế này:

  • vEdi là thành phần ứng suất cắt do ngoại lực gây ra, giá trị lực cắt để tính toán ứng suất sẽ được trong mô hình tính toán.
  • vRdi là thành phần ứng suất khả năng của cấu kiện chuyển.

Thành phần ứng suất khả năng vRdi của cấu kiện gồm 3 thành phần:

  • Ứng suất bám dính của bê tông: c.fctd
  • Ứng suất do thành phần lực pháp tuyến gây ra: µ.sn
  • Ứng suất của thép chịu cắt: r.fyd.(µ.sinα + cosα)
dolce penisola quảng bình
Hình ảnh mình họa 2 lớp bê tông đổ ở thời điểm khác nhau
resort dolce penisola quảng bình
       Hình ảnh minh họa mặt phân cách giữa 2 đợt đổ bê tông theo EC2

Ví dụ minh họa một dự án thực tế:

  • Dự án cao 28 tầng
  • Từ tầng 1-4 là khối trung tâm thương mại
  • Tầng 5 là tầng chuyển có dầm chuyển
  • Tầng 6-28 là khối nhà ở khách sạn
resort dolce peninsola quảng bình

thi công dự án dolce penisola quảng bình

Kích thước của dầm chuyển DC-4 là 4000x2100 (mm).

Thông số vật liệu đầu vào như sau:

  • Cấp bền bê tông: C35/45
  • Nhóm thép: CB500V
  • Cáp bó 19 sợi loại 15.2mm

Ở dự án này dầm chuyển được đơn vị thiết kế sử dụng cáp dự ứng lực nhằm tăng khả năng chịu lực của cấu kiện dầm chuyển.

Đối với dự án này các tiêu chí cho mẻ đổ như sau:

  • Chiều cao 1 mẻ đổ <1.5m
  • Tránh mạch ngừng bê tông chạy qua khu vực đầu sống hoặc đầu chết của cáp dầm chuyển
  • Mạch ngừng nằm gần trục trung hòa
thi công cáp dự ứng lực dự án dolce penisolacung cấp cáp dự án dolce penisola

Dựa vào các tiêu chí trên chúng tôi lựa chọn chiều cao mẻ đổ bê tông lần 1 là 1.3m.

Kiểm tra tính toán thép gia cường chịu cắt giữa 2 mẻ đổ bê theo tiêu chuẩn EC2:

Lực cắt nguy hiểm của dầm DC-4 như sau:

dự án dolce penisola quảng bình ai thi công dự ứng lực

Với giá trị lực cắt lớn nhất là VEdi =34479 kN tính toán ra ứng suất do ngoại lực gây ra:

vEdi = β.VEdi/ (z.bi) = 4.76 (Mpa)

Kiểm tra ứng suất khả năng của dầm chuyển với thông số đầu vào như trên:

vRdc= c.fctd + µ.sn + r.fyd.(µ.sinα + cosα) = 3.49 (Mpa)

Kiểm tra vEdi > vRdc (4.76>3.49) nên cần gia cường bổ sung thêm thép chịu cắt

Chúng tôi tính toán và đưa ra phương án bổ sung thêm gia cường chịu cắt như sau:

ai chủ đầu tư dolce penisola

 

Đây chỉ là ví dụ minh họa đơn giản cho chủ đề chúng tôi muốn chia sẻ. Trong thực tế khi đi làm việc với các bên, Minh Đức đã nhận được khá nhiều các câu hỏi của các bên về các yêu tố nhằm đảo bảo 2 khối đổ làm việc đồng thời như đã đề cập ở trên. Ví dụ như:

  • Việc co ngót giữa 2 khối đổ này có tác động như thế nào đến kết cấu và cần kiểm tra tính toán gia cường như thế nào?
  • Việc căng kéo cáp ở 2 mẻ đổ khác nhau có gây ra ứng suất tên mặt trượt hay không? Kiểm tra ứng suất đó như thế nào?
  • Ứng suất cục bộ tại vị trí đầu neo sống và chết có tác động như thế nào đến ứng suất tại mạch ngừng thi công?

Một số câu hỏi trên có thể cũng là các câu hỏi các bạn đang suy nghĩ, để giải đáp những câu hỏi đó, xin hẹn các bạn trong các bài viết tiếp theo của chúng tôi.

Tác giả: Nguyễn Lê Huy

Xem thêm các bài viết tin tức kỹ thuật tại đây