TỔNG QUAN VỀ GIA CỐ VÀ BẢO VỆ MÁI DỐC
Tại Sao Chúng Ta Cần Gia Cố Mái Dốc
Trong thực tế, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những hình ảnh như dưới đây: Những mái dốc bị mất ổn định, đất đá sạt, trượt xuống gây thiệt hại lớn về người và của.
Ngoài ra, khi mật độ xây dựng tăng mà quỹ đất ngày càng eo hẹp, hoặc khi có những đòi hỏi đặc biệt về kiến trúc , những mái dốc đôi khi phải đảm bảo ổn định tại độ dốc rất lớn.
Đó là những lí do mà các kỹ sư phải không ngừng tìm ra các biện pháp để bảo vệ và gia cố mái dốc. Hiện nay, gia cố mái dốc là một trong những nhánh quan trọng nhất của lĩnh vực địa kỹ thuật.
Do Đâu Mà Mái Dốc Mất Ổn Định, Sạt, Trượt?
Người ta thường quy về 3 nhóm nguyên nhân:
- Do đặc trưng của mái dốc: tức là các yếu tố độ dốc, chiều cao, và các lớp địa chất của nó. Ví dụ chúng ta dễ thấy rằng mái dốc có độ dốc càng lớn thì càng dễ mất ổn định, hay 1 số loại đất có xu hướng dễ bị rửa trôi hơn các loại đất khác
- Ăn mòn: Các yếu tố tự nhiên như gió và nước (mà chủ yếu là nước) qua thời gian làm suy yếu kết cấu đất đá, và sau đó rửa trôi các thành phần đất đá này. Mái dốc sau đó lại càng dễ bị bong tróc hơn.
Mưa và lũ: Sau cơn mưa, nếu đất không thoát kịp nước thì không chỉ áp lực nước lên khối đất ngày một lớn, mà bản thân đất ngậm nước cũng nặng hơn. Hậu quả là sau 1 cơn mưa lớn thì việc nguyên khối đất bị sạt lở là hoàn toàn có thể
Các Biện Pháp Gia Cố Mái Dốc Và Gia Cố Mái Dốc
Tùy vào tình trạng của mái dốc và nguyên nhân khả dĩ gây sạt, việc gia cố mái dốc có thể được thực hiện theo 1 hoặc kết hợp các hướng: bảo vệ ổn định của mái dốc, bảo vệ bề mặt mái dốc và thoát nước.
Nguồn ảnh: Internet
Tác giả: KS Lê Duy Cường
Công ty: TNHH Kết Cấu Dây Việt Nam (SSC)
Ngày xuất bản: 30/07/2022
Thông tin về Minh Đức Group:
Thông tin về Công ty TNHH Kết cấu dây Việt Nam (SSC)