XỬ LÝ SẠT TRƯỢT

Ở Việt Nam, hiện tượng sụt trượt đất đá từ các bờ dốc không chỉ xuất hiện phổ biến trên các tuyến đường giao thông vùng núi, mà còn ở các công trình xây dựng thủy điện hay truyền tải điện qua vùng đồi núi, các công trình xây dựng và khu dân cư ở miền núi, khu vực bờ sông, bờ biển… Không chỉ đa dạng về loại hình mất ổn định (đất sụt, đất trượt, đá trượt, đá lở, đá rơi…); đa dạng về quy mô (từ nhỏ - 200 m3 đến lớn - hơn 1 triệu m3 đất đá ) mà còn rất phức tạp về đặc điểm (như trượt nông, trượt sâu, tốc độ trượt nhanh, trượt chậm…).

Riêng ngành giao thông, theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các tuyến quốc lộ ở nước ta với tổng chiều dài hơn 20.000 km thì có đến trên 30% đi qua địa hình đồi núi. Tại các bờ dốc nằm hai bên các công trình đường bộ, giải pháp xử lý đối với các hiện tượng sụt trượt đất đá phần lớn là tạm thời (kiểu sống chung với sụt trượt), nhiều trường hợp sụt trượt tái phát ngay sau khi xử lý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn giao thông (riêng thiệt hại về kinh tế do sụt trượt hay tai biến địa chất liên quan tới sụt trượt đất đá cũng lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm). Do đó, tìm kiếm các biện pháp xử lý sạt trượt là vô cùng cần thiết

Các Biện Pháp Gia Cố Sâu

Sử Dụng Đinh Đất

Gia cố mái dốc bằng cách sử dụng đinh đất được sử dụng từ 1972 ở Pháp. Sau 50 năm hình thành và phát triển, hiện nay công nghệ gia cố tường chắn bằng đinh đất (Soil Nailing Walls) được áp dụng tại khắp các nước Châu Âu và trên thế giới.

Vật liệu sử dụng chế tạo đinh đất có độ bền lên tới 50 năm trong điều kiện môi trường thông thường và 25 năm trong điều kiện khắc nghiệt thường xuyên tiếp xúc với chất ăn mòn.

neo-dat-vinh-cuu-trong-xu-ly-sat-truotxu-ly-sat-truot-sau-bao

Công nghệ gia cố mái dốc bằng đinh đất (soil nailing walls) để xử lý sạt trượt là việc sử dụng các cọc vữa xi măng có cốt được đóng theo phương xiên vào trong các tầng đất và hệ cọc này được lên kết với nhau bằng hai lớp bê tông bề mặt tạo thành một bàn chông vững chắc ổn định mái đất.

Cấu tạo tường đinh gồm 2 phần chính: Phần tường chắn và đinh đất 

Sử Dụng Neo Đất Vĩnh Cửu

Neo vĩnh cửu là hệ thống neo cố định tạo lực ma sát kéo, mà theo kết quả khảo sát đầy đủ và quá trình sử dụng cho thấy loại này đã được sử dụng phổ biến ở trên thế giới trong việc bảo vệvĩnh cửu các taluy mái dốc, neo chống đẩy nổi, đặc biệt các dự án thủy điện và đường giao thông dựa trên chất lượng cao khi gia công chế tạo trong nhà xưởng và khi thi công theo các biện pháp tiêu chuẩn cao. Nó có lớp bảo vệ chống ăn mòn và chống oxi hóa đặc biệt

Với các loại neo cáp dự ứng lực phổ biến hiện nay, khi thi công đầu neo được cố định vĩnh viễn sau khi căng tạo ứng suất trước, neo đất vĩnh cửu của Minh Đức Group còn có thể kiểm soát được khả năng mang tải trọng trong quá trình sử dụng nhờ việc cố định bằng đai ốc với ren trên ống chụp đầu neo. Nói cách khác, điểm khác biệt chính ở loại neo đất này ngoài độ bền và tính kháng chấn cao, khả năng chống ăn mòn rất tốt còn cho phép chỉnh lực căng kéo cáp trong quá trình khai thác và duy tu nhờ tăng chỉnh đai ốc ở đầu neo. Nhờ những ưu điểm này, neo đất vĩnh cửu của Minh Đức được áp dụng cho hiệu quả tốt không chỉ trong phòng chống trượt bờ dốc, mà còn rất phù hợp cho gia cố móng trụ các công trình tải trọng điểm tập trung (dạng cột), gia cố kết cấu tường chắn hay đập bê tông cốt thép, các công trình cảng, hầm…

neo-dat-vinh-cuu-trong-xu-ly-sat-truotxu-ly-sat-truot-bang-neo-vinh-cuu

Sử Dụng Đinh Neo Kết Hợp 

Để tối ưu về chi phí cũng như giải pháp thì nhiều dự án sẽ sử dụng đinh đất kết hợp với Neo vĩnh cửu trong xử lý sạt trượt.

dinh-neo-trong-xu-ly-sat-truot

Sử Dụng Cọc Micropile Trong Xử Lý Sạt Trượt

Theo FHWA và EN 14199:2005, Cọc Micropile là:

            + Cọc khoan đường kính <= 300mm

            + Cọc đóng đường kính <= 150mm

Cọc đường kính nhỏ làm việc chủ yếu dựa trên ma sát giữa cọc và đất nền. Do đó trong tính toán bỏ qua phần sức kháng mũi cọc. Sức chịu tải nén và kéo đều tốt

Cấu tạo điển hình là ống thép hoặc thanh thép đặt trong lỗ khoan được lấp đầy bởi vữa xi măng

Cọc Micropile có rất nhiều ưu điểm  như:

  • Sức chịu tải cao, lên tới trên 1500 kN
  • Thi công nhanh
  • Cọc có thể nghiêng > 20 độ so với phương đứng
  • Thi công hiệu quả cả ở không gian hẹp hoặc nơi khó khăn cho máy lớn tiếp cận
  • Có thể thi công trong điều kiện nước hoặc đất mặt yếu
  • Dễ dàng khoan vào lớp đá hoặc khoan xuyên qua sàn bê tông nếu cần
  • Chấn động nhỏ, không ảnh hưởng tới nền móng và công trình lân cận
  • Khi áp dụng các biện pháp phụt vữa áp cao giúp mở rộng thân cọc đồng thời tăng ma sát thành -> khả năng chịu tải của cọc tốt khi xử lý sạt trượt
  • Là loại cọc phù hợp nhất khi cần gia cố móng hoặc ổn định công trình hiện hữu 
xu-ly-sat-truot-cho-nuixu-ly-sat-truot-mai-doc

Tác giả: KS Lê Duy Cường

Công ty CP thi công Kết Cấu Dây Việt Nam (SSC)

Ngày xuất bản: 28/10/2022

 

Bài viết liên quan