THI CÔNG NEO TẠM THỜI

Neo SSC-TA (Temporary Anchor) là hệ thống neo tạm thời không tháo dỡ được, được sử dụng phổ biến trong  phương pháp xử lý hố đào sâu kết hợp tường cừ hoặc tường vây trong thi công neo tạm thời

Nguyên lý cơ bản trong thiết kế hệ thống neo đất là tạo ra hai điểm liên kết, một điểm liên kết với kết cấu chắn giữ đất, điểm kia neo chặt vào trong đất đá để truyển lực kéo thông qua ma sát (hoặc độ dính bám) tại các mặt tiếp xúc giữa neo và đất đá. Neo đất bao gồm chiều dài tự do, chiều dài bầu neo, bộ phận kéo căng và đầu neo.

Ưu Nhược Điểm Của Hệ Thống Neo Tạm Thời (Không Tháo Dỡ )

Ưu Điểm

  • Mặt bằng thi công neo tạm thời hầm rộng, có thể bố trí nhiều tiện ích công trường linh hoạt
  • Tiến độ thi công nhanh, có thể thi công song song với quá trình đào đất
  • Chi phí có thể rẻ hơn so với hệ văng chống.

Nhược Điểm

  • Khó thi công neo tạm thời khi có công trình liền kề.
  • Công nghệ thi công và thiết kế phức tạp, yêu cầu nhà thầu thi công có kinh nghiệm

Quy Trình Thi Công Neo Tạm Thời

Khoan Tạo Lỗ

Công nghệ khoan đập đỉnh hoặc/và khoan xoay được sử dụng để xuyên qua lớp đất mềm và rời rạc. Ống vách tạm thời được lắp đặt đến chân của lớp đất yếu có thể gây sụp hố khoan và được dỡ bỏ khi hoàn thành công tác lắp đặt.

Công nghệ khoan xoay kết hợp giữa cần trong và ống vách ngoài cũng sẽ được áp dụng trong trường hợp lỗ khoan có góc nghiêng lớn, lúc này phôi khoan không thể thoát lên bằng biện pháp khoan xoay thông thường. Lỗ khoan đường kính 140~160mm với chiều dài và góc nghiêng thiết kế.

thi công neo tạm thời thi công neo không tháo dỡ

Chế Tạo Neo Tạm Thời

Các neo đất theo yêu cầu được gia công lắp ghép tại xưởng hoặc chế tạo trong một bãi gia công tại hiện trường. Đầu neo và các thành phần cấu tạo khác phải được lưu trữ trong kho có pallet hoặc thùng phù hợp để bảo vệ chúng chống lại thời tiết và khí hậu. Neo đất không được đặt trực tiếp xuống nền đất và phải có các biện pháp bảo vệ cần thiết để tránh hư hỏng neo cáp.

  • Tất cả các vật liệu như cáp, vữa bơm, đầu neo kéo phải thí nghiệm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án và các quy định trong công trường.
  • Các cuộn cáp sẽ được nâng vào gông cáp vận bằng cẩu.Các cuộn cáp được đặt trên mặt đất tại vị trí thuận lợi cho việc luồn cáp. Sợi cáp nằm bên trong lõi của cuộn cáp được kéo ra và gia công thành neo
  • Trước khi cắt cáp, các giấy tờ chứng nhận, kiểm tra của các cuộn cáp phải được xác minh và đối chiếu với hồ sơ được giữ trong văn phòng của dự án.
  • Cắt cáp khi chiều dài sợi cáp bằng chiều dài yêu cầu (bao gồm cả chiều dài phục vụ kéo căng 1 m). Không được phép cắt cáp bằng oxy-acetylen hoặc phương pháp nhiệt tương tự. Máy cắt đĩa được khuyên dùng.

 

thi công neo tạm thời minh đức group
  • Ghi lại số cuộn cáp và số sợi cáp trong đường cáp vào “báo cáo gia công chế tạo cáp”.
  • Các bó cáp được sản xuất cần phải được nhận biết bằng các tem
  • Khu vực luồn cáp được cách ly bằng băng cảnh báo và tín hiệu cảnh báo ở cả hai đầu đường cáp trong quá trình lắp đặt để đảm bảo rằng không có người không có nhiệm vụ trong khu vực làm việc
  • Giá cắt cáp phải được lắp đặt tại khu vực mặt bằng sạch sẽ

Lăp Đặt Neo Tạm Thời 

  • Trong trường hợp khoan được thực hiện bởi máy khoan giữ thành bằng ống chống. Neo tạm thời sẽ được thả trước khi toàn bộ ống chống được rút lên và một lớp vữa áo sẽ được bơm từ dưới dâng lên đến miệng ống khoan.
  • Chiều dài lỗ khoan trong quá trình khoan cần được kiểm tra thông qua số lượng ống chống và chiều dài lỗ khoan sau khi khoan tới chiều dài thiết kế cũng cần được kiểm tra trước khi cho phép thả neo trong quá trình thi công neo tạm thời
  • Trong trường hợp khoan được thực hiện bởi biện pháp khoan DTH hoặc cần khoan trong. Chiều dài hố khoan được xác định thông qua các đốt cần khoan có bao gồm các bộ nối cần khoan với mũi khoan.
đơn vị thi công neo tạm thời

Bơm Vữa Trong Thi Công Neo Tạm Thời

Mục đích của bơm vữa là cung cấp vữa cho toàn bộ chiều dài của phần bầu neo. Điều này cũng giúp ổn định các lỗ khoan. Vữa cũng đầy lên khoảng trống, loại bỏ được nước trong lỗ đó, nếu có.

Vật Liệu Cho Vữa Bơm

  • Nước: Chỉ dùng nước sạch để sử dụng
  • Xi măng: Xi măng portlang PCB 40
  • Phụ gia kèm theo không co ngót, tăng độ linh động

Hệ Thống Bơm Vữa

Máy trộn bao gồm một thùng đôi để thực hiện công tác trộn vữa, và có 1 thùng chứa để có thể khuấy vữa liên tục. Thùng chứa này được kết nối với bơm được đặt ở dưới cùng của thùng đôi. Vữa sẽ được phân phối đến máy bơm. Vữa được pha trộn đúng cách trong thùng khoảng 3-4 phút cho đến khi hỗn hợp vữa đồng nhất. Sau khi trộn, vữa trộn được chyển qua máy bơm áp lực cao để bơm vào ống neo. Một van sẽ được trang bị giữa máy bơm và đầu vào của neo.

Quá Trình Bơm Vữa Thi Công Neo Tạm Thời

  • Trước khi bơm vữa, ống bơm vữa cho neo được kiểm tra và nếu cần thiết rửa bằng nước sạch hay máy nén khí để loại bỏ bất kỳ mảnh vụn vv.
  • Nước, xi măng và phụ gia cần thiết cho bơm vữa được lưu giữ sẵn sàng.
  • Xi măng, nước và phụ gia được trộn lẫn trong thùng trộn của máy trộn theo tỷ lệ được phê duyệt. Hỗn hợp này sẽ được chuẩn bị và trộn để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất.  Vữa sau khi trộn sẽ được chuyển qua cho quá trình bơm.
  • Tất cả các biện pháp bơm vữa phải được thực hiện sao cho lấp đầy vữa.

Căng Kéo Neo Tạm Thời

  1. Việc căng kéo sẽ không bắt đầu cho đến khi vữa đã đạt cường độ nén 27MPa như thể hiện trong bản vẽ thiết kế và nhà thầu nhận được chỉ thị cho phép bắt đầu căng kéo theo văn bản yêu cầu của khách hàng.
  2. Chú ý kiểm tra thời hạn của Giấy chứng nhận kiểm định kích. Nếu quá 06 tháng, thiết bị này cần phải được kiểm định lại trước khi thực hiện căng kéo ngoài hiện trường.
  3. Kiểm tra kỹ tình trạng làm việc của máy bơm thủy lực, kích và thiết bị đo, nguồn điện, ống thủy lực, đầu nối để đảm bảo toàn bộ hệ thống làm việc tốt khi căng kéo.
  4. Gối đỡ neo và tấm đệm được lắp đặt trực tiếp lên ống dẫn hướng của neo.
  5. Lắp đặt đầu neo lên gối đỡ và chêm nêm trên các lỗ neo.
  6. Lắp đặt kích thủy lực vào giữa phía trên đầu neo, kết nối với máy bơm và đồng hồ đo áp lực.
  7. Kiểm tra neo công tác trên kích với các vị trí nêm công tác phía sau trong thi công neo tạm thời
  8. Thực hiện công việc căng kéo cáp theo đúng lực căng và trình tự được quy định trong các bản vẽ kèm theo
  9. Việc kéo căng được tiến hành theo 4 cấp lực kéo (P): 25%, 50%, 75%, và 100% của lực kéo thiết kế. 4 bước này cần được thực hiện liên tục với mỗi đường cáp
  10. Trong quá trình căng kéo nếu pít tông của kích đi ra hết hành trình nhưng chưa đạt được lực kéo ban đầu ( P ), việc kéo căng sẽ được tạm dừng rồi xả áp lực, hồi pít tông kích về sau đó lại tiếp tục kéo căng
  11. Các bước của quá trình căng kéo như sau:
  12. Ghi lại lực kéo căng và độ dãn dài của các sợi cáp vào “Báo cáo kết quả căng kéo neo đất”
  13. Báo cáo kéo căng và độ dãn dài sẽ tính toán, hoàn chỉnh và kiểm tra bởi Kỹ sư dự án thi công neo tạm thời, trước khi trình cho các bên liên quan duyệt.
  14. Độ dãn dài của cáp được giới hạn bởi độ dãn dài của chiều dài biểu kiến theo TC BS1537 - 2000:

Δe =

Lực căng x chiều dài biểu kiến

Tiết diện cáp x Mô đun đàn hồi của cáp

Trong đó:

    • Chiều dài tính toán giới hạn dưới = 80% chiều dài tự do của neo + chiều dài thân kích
    • Chiều dài tính toán giới hạn trên = chiều dài tự do + 50% chiều dài bầu neo + chiểu dài kích
  1. Sai số cho phép của độ dãn dài của neo: ±6% (theo tiêu chuẩn TCVN 8870:2011
cang keo neo